ANT Consultants and Lawyers

Giới thiệu về Công Ty Luật ANT Việt Nam

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn doanh nghiệp

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn đầu tư

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn các vụ việc dân sự

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn lao động

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn thương mại quốc tế

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn Bất động sản

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn sở hữu trí tuệ

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Một số thay đổi quy định pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển thương mại điện tử. Đến nay, các loại hình kinh doanh thương mại điện tử mới nhất trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ trong nước hoặc xuyên biên giới qua thương mại điện tử hàng năm thu được một nguồn lợi khá lớn từ thị trường Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó khăn trong việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Với tốc độ phát triển internet như hiện nay, hoạt động thương mại điện tử sẽ ngày càng gia tăng, kéo theo các hình thức kinh doanh thương mại điện tử cũng sẽ ngày càng phát triển đa đạng và phức tạp. Giao dịch thương mại điện tử có những đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, tính rộng lớn, tính quốc tế, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi thông tin nên tạo sự khó khăn trong việc nắm bắt các giao dịch. Hơn nữa, hoạt động thương mại điện tử được thực hiện qua các phương tiện công nghệ thông tin như: điện thoại di động, máy tính, có thể phát sinh mọi lúc, mọi nơi, không giống như hình thức kinh doanh truyền thống có địa điểm đăng ký cố định. Ngoài ra, thông tin của người mua và người bán thường không hiển thị cụ thể, quy mô hoạt động kinh doanh, doanh thu,… cơ quan thuế muốn tìm kiếm cũng rất khó khăn.
Bước đầu đưa vào quản lý, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử (Sau đây gọi là “Thông tư số 47”) và Thông tư số 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (Sau đây gọi là “Thông tư số 59”). Gần đây, hai thông tư này đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT có hiệu lực từ 18/10/2018 (Sau đây gọi là “Thông tư số 18”). Sửa đối đáng chú ý nhất là việc mở rộng đối tượng thông báo và đăng ký, cụ thể:
– Thông tư 21 đã bãi bỏ điều khoản liệt kê các đối tượng phải thông báo website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 9 của Thông tư số 47, nhưng vẫn giữ nguyên hiệu lực của các quy định về quy trình thông báo. Do đó, nghĩa vụ thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công thương sẽ không giới hạn chỉ ba đối tượng như quy định cũ, mà thay vào đó, tất cả thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng đều phải thực hiện thủ tục thông báo này. Bên cạnh đó, tất cả các thương nhân hoặc tổ chức chỉ cần có website thương mại điện tử mà trên đó cung cấp ít nhất một trong ba dịch vụ: sàn giao dịch thương mại điện tử; khuyến mại trực tuyến; và đấu giá trực tuyến thì phải thực hiện hoạt động đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, cho dù có hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hay hỗ trợ doanh nghiệp hay không.
– Thông tư 21 sửa đổi Thông tư 59 quy định đối tượng thông báo là chủ sở hữu ứng dụng bán hàng, bao gồm: thương nhân; tổ chức (bất kể tổ chức này chức năng nhiệm vụ tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay hoạt động thương mại điện tử hay không); và cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân (bất kể cá nhân này có thuộc diện phải đăng ký kinh doanh hay không). Ngoài ra, thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động bất kể có hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp hay không đều phải thực hiện thủ tục đăng ký ứng dụng di động của mình.
Việc mua bán qua thương mại điện tử đang nổi lên thành một xu hướng vì nó đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn sẽ được pháp luật đưa vào điều chỉnh. Do đó, khi tham gia vào một quan hệ nhất định, các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật để có được hướng xử lý tốt nhất.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Trong thực tiễn của đời sống, các giao dịch trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại,… thường diễn ra hết sức thường xuyên và ngày càng phức tạp. Song song với sự phát triển đó, thì những rủi ro pháp lý cũng xảy ra ngày một nhiều hơn và không hề báo trước, nhất là đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường gây ra những thiệt hại nặng nề cả về mặt kinh tế lẫn uy tín của doanh nghiệp. Việc phòng và tránh được các rủi ro có thể xảy ra thông qua hợp đồng thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Vậy, làm thế nào để soạn được một bản hợp đồng có thể hạn chế rủi ro tối đa cho doanh nghiệp, bài viết sau xin đưa ra một số kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng.
Về hình thức của hợp đồng. Một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là hình thức hợp đồng phải được công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có yêu cầu. Ví dụ như hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, bất động sản, mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy,… đều phải được lập thành văn bản và phải có công chứng. Nếu không đáp ứng các điều kiện này, giao dịch sẽ vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ.
Về nội dung của hợp đồng. Trong một hợp đồng thường quy định rất nhiều điều khoản, vậy nội dung nào cần được chú trọng? Các điều khoản có thể kê đến như điều khoản định nghĩa, quyền và nghĩa vụ của các bên, chấm dứt hợp đồng,… Trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, cho phép chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, do đó khi soạn thảo hợp đồng các bên có thể căn cứ vào đây để soạn thảo, trừ khi cần quy định thêm các trường hợp mở rộng thêm. Thực tế, điều đầu tiên khi soạn thảo hợp đồng các bên cần chú ý điều khoản đối tượng của hợp đồng, chủ thể là ai, mua bán hàng hóa nào, tổng trọng lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, thời hạn giao hàng và thanh toán ra sao,… Không có điều luật nào quy định rõ ràng các nội dung này, do vậy chính các doanh nghiệp phải tự tạo một giao kết ràng buộc hai bên, đây sẽ là căn cứ để xem xét có sự vi phạm hợp đồng hay không, từ đó xác định trách nhiệm giữa các bên.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một điều khoản không kém quan trọng đó là điều khoản chọn luật và nơi giải quyết tranh chấp. Nếu có tranh chấp, trọng tài hoặc tòa án sẽ dựa vào những thỏa thuận này để xác định thẩm quyền giải quyết của mình. Nếu không thỏa thuận, sẽ xác định dựa trên các quy tắc tư pháp quốc tế để chọn luật và tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Do đây là điều khoản tùy nghi các bên tự thỏa thuận, các bên phải am hiểu rõ ràng luật pháp của nước sở tại và nước nơi thương nhân bạn hàng có trụ sở để có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hoá, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng như trong quá trình đàm phán hợp đồng. Trong lĩnh vực hợp đồng từ lâu đã hình thành những quy tắc ngôn ngữ riêng mà để đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như tránh được lỗi trong việc soạn thảo khiến việc soạn thảo hợp đồng trở nên không còn thông dụng và dễ dàng, nhất là đối với các hợp đồng thương mại quốc tế. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tự trang bị các kiến thức về Tiếng anh pháp lý hoặc nhờ đến sự trợ giúp của luật sư để soạn thảo một bản hợp đồng chuyên nghiệp và hạn chế rủi ro một cách thấp nhất có thể.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản trong quá trình soạn thảo hợp đồng, tuy nhiên soạn một hợp đồng hiệu quả khi hợp đồng đó đáp ứng các điều kiện cơ bản, đồng thời phù hợp điều kiện của các bên trong hợp đồng đó tạo điều kiện thực hiện hợp đồng lý tưởng, do vậy, các chủ thể của hợp đồng sẽ áp dụng linh hoạt các điều kiện thực tế của các bên cũng như quy định pháp luật để xây dựng một hợp đồng hiệu quả nhất.