ANT Consultants and Lawyers

Giới thiệu về Công Ty Luật ANT Việt Nam

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn doanh nghiệp

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn đầu tư

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn các vụ việc dân sự

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn lao động

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn thương mại quốc tế

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn Bất động sản

ANT Consultants and Lawyers

Tư vấn sở hữu trí tuệ

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Tại sao phải lưu ý sở hữu trí tuệ khi quyết định xuất khẩu

Sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trước khi doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm của mình đặc biệt khi đưa ra quyết định xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Mặt khác sở hữu trí tuệ giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường xuất khẩu và ngăn không cho các doanh nghiệp khác bắt chước hoặc sao chép sản phẩm đã được bảo hộ bởi quyền tác giả ,bởi các đặc điểm kỹ thuật.

Ngoài ra ,Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp cho doanh nghiệp có hướng tiếp cận với các thị trường mới.nhượng quyền thương mại hoặc thành lập liên doanh hoặc kí hợp đồng hợp tác với các công ty khác.Giúp các công ty thương lượng hợp đồng sản xuất .tiếp thị,phân phối sản phẩm và vận chuyển hàng hóa.

Tác hại của việc không quan tâm tới sở hữu trí tuệ có thể gây ra các thiệt hại nặng nề hoặc nghiêm trọng khi sản phẩm của bạn bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ 

Các bước chủ yếu để xây dựng một kế hoạch xuất khẩu :
  1. Xác định thị trường xuất khẩu phù hợp
  2. Tính toán nhu cầu và đòi hỏi của thị trường
  3. Tìm kiếm đối tác địa phương và kênh phân phối 
  4. Điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng ,thương hiệu và bao bì thích ứng thị trường mới
  5. Thương lượng và kí kết các hợp đồng với đại diện bán hàng xuất khẩu ,nhà phân phối ,đối tác các nhà sản xuất và doanh nghiệp
  6. Xác định giá cho cho các thị trường xuất khẩu khác nhau;
  7. Lập ngân sách vận hành xuất khẩu và huy động vốn;
  8. chuẩn bị các hợp đồng vận chuyển hàng xuất khẩu;
  9. Quảng cáo /tiếp thị sản phẩm tại thị trường xuất khẩu;
  10. Tham gia các hội chợ thương mại hoặc các sự kiện ở nước ngoài;
Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với ANT Lawyers theo địa chỉ:
Email: ant@antlawyers.vn
Điện thoại (trong giờ hành chính): 04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.3520 2779 (VP Hồ Chí Minh)

Hotline: 0986.923.238

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ ?

Tại sao phải sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ ?
Trong một số trường hợp ,đối thủ sẽ lợi dụng từ việc tiết kiệm về quy mô sản xuất,khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn,có quan hệ tốt hơn với nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn.Và do đó có thể sản xuất ra một sản phẩm giống hệt hoặc tương tự với sản phẩm hoặc dịch vụ gốc nhưng với giá thành rẻ hơn.Đôi khi điều này sẽ làm cho nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường,đồng thời giúp cho đối thủ cạnh tranh hưởng lợi.

Đây là lí do quan trọng nhất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân nhắc tới giải pháp sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình,nhằm mang lại độc quyền sử dụng sáng chế,kiểu dáng công nghiệp,thương hiệu.....

Các biện pháp để bảo hộ sở hữu trí tuệ :
Tùy thuộc vào bản chất của tài sản vô hình của bạn luật pháp có những công cụ pháp lý khác nhau giúp bảo vệ tài sản của mình

  1. các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích
  2. các kiểu dáng sáng tạo,gồm cả kiểu dáng dệt may được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp
  3. thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu
  4. Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn
  5. Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lí được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lí
  6. Bí mất thương mại bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại
  7. Ở hầu hết các nước,tác phẩm văn hóa,nghệ thuật và văn học,kể cả phần mềm máy tính và sưu tập dữ liệu được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
Tóm lại,Sở hữu trí tuệ được chia làm hai nhóm (1) Sở hữu công nghiệp và (2) Sở hữu quyền tác giả và các bên liên quan.


Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với ANT Lawyers theo địa chỉ:

Email: ant@antlawyers.vn
Điện thoại (trong giờ hành chính): 04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.3520 2779 (VP Hồ Chí Minh)
Hotline: 0986.923.238

TƯ VẤN ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ


NGOÀI VIỆC TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, ANT LAWYER LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG, ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÁC NỘI DUNG NGÀNH NGHỀ, ĐỊA CHỈ, VỐN ĐIỀU LỆ, THÀNH VIÊN GÓP VỐN…, CHÚNG TÔI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ.

Một trong các thủ tục thường xuyên và gắn liền với quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam là thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Để mở rộng vốn, mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh hoặc có bất kỳ một thay đổi nào sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh theo một trong hai phương thức sau:

I. Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:

1. Đối tượng: Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau:
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
Dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp quy định phải thẩm tra dự án đầu tư.

2. Hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
Văn bản đăng ký chứng nhận những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp;

II. Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư 1. Đối tượng: Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau:
Dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
Dự án có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29, Luật Đầu tư và Phụ lục III, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP;
Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29, Luật Đầu tư và Phụ lục III, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam chưa cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dự án sản xuất, dự án có sử dụng đất.
Dự án trong các lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
Bản giải trình những nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh;
Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
Bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp.

o Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đầu tư chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có điều kiện đầu tư được pháp luật quy định, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư. o Trường hợp nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến thẩm tra của Bộ, ngành có liên quan trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.

ANT LAWYERS hỗ trợ khách hàng:

- Tư vấn, cung cấp cho khách hàng các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

- Soạn thảo và cung cấp các tài liệu cần thiết để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thay mặt khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, gặp gỡ và tư vấn các giải trình cần thiết cho khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước;

- Thay mặt theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thay mặt theo ủy quyền nhận Con dấu của Công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp thay đổi con dấu).

Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xin cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy phép, gia hạn giấy chứng nhận đầu tư…, ngoài ra hỗ trợ tư vấn các vấn đề về lao động: cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài, lý lịch tư pháp cho người nước ngoài….

Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:

Email: ant@antlawyers.vn

Điện thoại (trong giờ hành chính): 04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.66818680 (VP Hồ Chí Minh)

Hotline: 0987 951 489

Đề xuất bổ sung quyền được chết


Nguồn : http://vnexpress.net/
"Với những người sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối, chịu đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần và muốn ra đi nhẹ nhàng thì nên cho họ có quyền được chết", tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) đề xuất.

Trong bản góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế cho ý kiến, Vụ Pháp chế đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử, cái chết nhân đạo.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế nêu lên thực tế, trong công việc hàng ngày các bác sĩ chứng kiến nhiều người bệnh không thể cứu được, phải sống thực vật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết, muốn nhờ bác sĩ giúp ra đi một cách êm ái, thanh thản.

"Về mặt luật pháp, chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử, nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết? Như vậy có phải là hành vi giết người? Bác sĩ cho người ta chết về bản chất là giết người, theo pháp luật sẽ bị xử lý hình sự, nhưng nếu pháp luật cho phép có chủ đích thì vẫn có thể được", tiến sĩ Quang nói.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Pháp chế cũng thừa nhận rào cản về mặt tâm lý, đạo đức. Trong quan niệm của nhiều người Việt dù bố mẹ có nằm sống thực vật vài năm trời người ta vẫn còn hy vọng, còn nước còn tát, không nỡ rút máy thở ra dù biết sự giải thoát cho người ấy cũng chính là giải thoát cho người thân trong gia đình. Đạo đức xã hội không bao giờ cho phép.
Bên cạnh đó, bản thân bác sĩ cũng không dám. Trong lời thề Hypocrate, lời khuyên y đức của Hải Thượng Lãn Ông thì nguyên tắc là còn nước còn tát, còn sống là còn cứu chữa cho đến hơi thở cuối cùng, khi bệnh nhân không còn các chỉ số sinh tồn nữa. Lúc đó người ta tự chết, tự trở về thế giới bên kia, trách nhiệm của người thầy thuốc khi đó mới kết thúc.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc cho phép nhân viên y tế thực hiện cái chết nhân đạo thì liệu có vi phạm y đức hay không. Với những bác sĩ thấy được sự đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần thì muốn giải thoát cho người bệnh còn hơn là để họ sống thực vật, sống vật vã đến lúc cuối cùng. Những bệnh nhân này dù sống nhưng không cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống. Để đối phó với những cơn đau, giảm sự vật vã, họ cần được tiêm moocphin.

"Nếu pháp luật cho phép, bác sĩ có thể giúp người bệnh ra đi một cách thanh thản bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như: cho thuốc mê, nghe một bản nhạc, xem một bộ phim... Đấy cũng được coi là nhân đạo, còn hơn để người bệnh sống thế kia", tiến sĩ Quang nói.

Vì thế, ông Quang đề xuất bổ sung cái chết nhân đạo vào dự thảo bộ luật Dân sự sửa đổi. Năm 2005 đề xuất này từng được đưa ra, nhưng khi đó các đại biểu Quốc hội cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp và sẽ xem xét sau.

Hiện chỉ có rất ít quốc gia cho phép thực hiện cái chết nhân đạo, gồm Hà Lan, 4 bang của Mỹ, Bỉ, vài bang của Thụy Sĩ... Ở những nơi này, khi bệnh nhân tỉnh táo, đủ năng lực hành vi dân sự, đủ khả năng nhận thức hành vi của mình, đủ 18 tuổi thì có quyền lựa chọn cái chết nhân đạo bằng chúc thư hoặc yêu cầu bác sĩ chứng nhận. Với trường hợp sống thực vật, quyền lựa chọn thuộc về gia đình.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tư vấn đầu tư

Nguồn : Công ty Luật ANT Lawyers
ANT Lawyers là hãng luật uy tín trong lĩnh vực tư vấn đầu tư trong nước và tư vấn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi có thể hỗ trợ Nhà Đầu tư trước khi đầu tư và trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam đến khi kết thúc dự án, bao gồm:

- Nghiên cứu thị trường và tư vấn chiến lược đầu tư;

- Tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

- Tư vấn hình thức đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan hoạt động đầu tư;

- Tư vấn thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục Đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận Đầu tư, giấy phép đầu tư, gia hạn Giấy phép Chi nhánh, giấy phép Văn phòng đại diện;

- Tư vấn và thực hiện thủ tục giải thể Doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Đại diện;

- Tư vấn các thủ tục pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Email: ant@antlawyers.vn hoặc

Điện thoại (04) 62701106 trong giờ hành chính, hoặc đường dây nóng 0986 923 238

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Sở hữu trí tuệ


Nguồn : Công ty luật ANT Lawyers

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong thời kỳ hội nhập, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng và cần thiết, là việc các tổ chức hay cá nhân đăng ký để được Nhà nước và pháp luật bảo vệ tài sản trí tuệ, tài sản vô hình của mình. Không chỉ hoạt động độc lập trong nước với tư cách một đơn vị tư vấn dịch vụ sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, ANT Lawyers có một hệ thống quan hệ hợp tác chặt chẽ với rất nhiều văn phòng luật, các Đại diện sở hữu trí tuệ có tên tuổi và uy tín ở nhiều nước trên thế giới, chúng tôi có điều kiện tốt để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn trọn gói từ các hoạt động xác lập các quyền SHTT tại Việt Nam và các quốc gia khác, cho tới các hoạt động giám sát và thực thi quyền SHTT tại các quốc gia mà quyền sở hữu trí tuệ đã được xác lập.

Các chuyên môn chính của công ty antlawyers bao gồm:

1. Tư vấn bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế/Giải pháp hữu ích

- Tra cứu, tư vấn về khả năng đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích;

- Sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

- Tư vấn, đại diện khách hàng thực hiện các biện pháp bảo hộ nhãn hiệu; sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng xây dựng chiến lược phát triển nhãn hiệu, thương hiệu;

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện các chiến dịch quảng bá, khuyếch trương nhãn hiệu/thương hiệu;

- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký tại Việt Nam, và các quốc gia khác;

2. Tư vấn bảo hộ Quyền tác giả;

- Tư vấn chung về luật bản quyền;

- Đăng ký bản quyền tác giả;

- Tư vấn và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng/chuyển giao bản quyền;

- Khiếu nại, khởi kiện các vi phạm về bản quyền;

3. Tư vấn Li-xăng/chuyển nhượng quyền Sở hữu trí tuệ;

- Tư vấn chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các đối tượng SHTT đã được bảo hộ tại Việt Nam

- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục phê chuẩn, đăng ký Li-xăng và chuyển giao công nghệ

- Đại diện hoặc hỗ trợ khách hàng đàm phán hợp đồng chuyển giao;

4. Tư vấn khiếu nại, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ;

- Đại diện khách hàng nộp đơn khiếu nại, yêu cầu hủy bỏ văn bằng hoặc các biện pháp khác nhằm giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ;

- Theo dõi và giám sát quá trình giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ;

5. Ðiều tra và giải quyết các vi phạm về sở hữu trí tuệ

- Giám sát nhằm phát hiện và khiếu nại hiện tượng bên vi phạm tìm cách hợp thức hóa các vi phạm SHTT;

- Giám sát thị trường để phát hiện hàng giả và các vi phạm khác về SHTT;

- Điều tra thông tin về các chủ thể vi phạm và hoạt động xâm phạm của họ;

- Xử lý vi phạm, khiếu nại và khiếu kiện trước cơ quan có thẩm quyền/Tòa án nhằm bảo vệ quyền SHTT;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng tuyên truyền phòng chống và cảnh báo về vi phạm quyền SHTT;

6. Các Dịch vụ SHTT khác

- Tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua, bán, li-xăng sáng chế, nhãn hiệu…

- Nghiên cứu, đánh giá và phân tích sáng chế, công nghệ;

Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với ANT Lawyers theo địa chỉ:

Email: ant@antlawyers.vn

Điện thoại (trong giờ hành chính): 04.6270 1106 (VP Hà Nội) hoặc 08.3520 2779 (VP Hồ Chí Minh)

Hotline: 0986.923.238

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET


Dịch vụ internet là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ này cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Có địa điểm và mặt bằng bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ.

Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đối với chủ điểm truy cập internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy cập internet cho người sử dụng trong phạm vi này chỉ phải đăng ký kinh doanh đại lý internet và ký hợp đồng đại lý internet nếu có thu cước.

Có hệ thống thiết bị internet đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định.

Đối với dịch vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ngoài những điều kiện nói trên cần đáp ứng thêm các điều kiện sau: địa điểm kinh doanh cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; có biển hiệu “điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tiền, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh; tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30m2 tại những khu vực khác; đảm bảo đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy; có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an; nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ internet tại địa điểm kinh doanh. Nội quy phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều cấm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ internet. Cụ thể đó là:

+ Những hành vi bị cấm: lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị dọa, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí,văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạ, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên internet của tổ chức, cá nhân. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virut máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên internet.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện: tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy cập internet công cộng; không được kinh doanh lại các dịch vụ internet dưới bất kì hình thức nào; tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin,an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan.

Khách hàng liên hệ ANT Lawyers để được tư vấn và hỗ trợ

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Người đại diện theo pháp luật là người thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại, dân sự, hành chính… vì lợi ích của doanh nghiệp và được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh, hồ sơ gồm:
-        Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty(theo mẫu)
-        Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của  hội đồng  thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; quyết định và biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung điều lệ công ty; quyết định và biên bản họp của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung điều lệ công ty. Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi điều lệ của công ty thì trong quyết định và biển bản họp của đại hội đồng cổ đông phải ghi rõ những nội dung sửa đổi trong điều lệ công ty.
-        Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Khách hàng liên hệ: ANT Lawyers để được tư vấn và hỗ trợ

THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Những điều kiện, thủ tục cần và đủ để thành lập công ty chứng khoán
1- Điều kiện về cơ sở vật chất
- Có trụ sở đảm bảo yêu cầu, đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định;
- Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu một năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ Nhà đầu tư tối thiểu là 150m2;  Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hoạt động phục vụ kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu trữ, bảo quản tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán…
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của công ty.
2 - Điều kiện về vốn:
Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
a)  Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam ( Phải có giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán);
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
b) Vốn đối với thể nhân và pháp nhân:
- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty CK, phần vốn góp ban đầu của các cổ đông sáng lập,  thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập và hoạt động; trừ trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và phù hợp với Điều lệ công ty.
+ Đối với thể nhân góp vốn:
- Thể nhân chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng các nguồn vốn vay, nguồn vố uỷ thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính; tín dụng; pháp nhân và thể nhân khác;
- Phải có xác nhận của ngân hàng, tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam về số tiền bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các khoản tương đương tiền, các tài sản khác của thể nhân đó và các tài liệu chứng minh tài sản của thể nhân đó đủ khả năng thực hiện cam kết góp vốn thành lập công ty;
+ Đối với pháp nhân góp vốn:
- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn phải lớn hơn số vốn góp theo cam kết
- Báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải được kiểm toán độc lập. Hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp.         
3. Điều kiện về hành nghề chứng khoán, người hành nghề chứng khoán: 
 - Kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy: Phảo có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.
- Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
 Tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán:
3.1- Điều kiện cần và đủ đối với Giám đốc (Tổng giám đốc):
a) Không phải là người đã từng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng;
c) Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc;
- Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối đa 03 năm;
d) Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
e) Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
f) Không phải là người đã từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 03 năm gần nhất.
3.2 - Điều kiện đối với Phó giám đốc ( Phó Tổng giám đốc), Giám đốc điều hành chi nhánh công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, b, d, f, g đối với điều kiện quy định cho Giám đốc (Tổng giám đốc) nêu trên.
- Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 02 năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 01 năm;
3.3 - Điều kiện đối với người hành nghề chứng khoán trong công ty chứng khoán
- Người hành nghề chứng khoán không được:
a) Đồng thời làm việc cho một tổ chức khác có quan hệ về mặt sở hữu với công ty chứng khoán nơi mình làm việc;
b) Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán khác;
c) Đồng thời làm Giám đốc ( Tổng giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
- Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại công ty chứng khoán nơi mình làm việc.
- Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác bằng văn bản.
- Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức.
4. Điều kiện về điều lệ công ty chứng khoán: ( Theo điều 22 Luật doanh nghiệp).
a) Các nội dung quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp).
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.
7. Cơ cấu tổ chức quản lý.
8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.
13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.
14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
b) Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán không được trái pháp luật, Luật chứng khoán;
c) Các quy định về cấm và hạn chế đối với Công ty chứng khoán, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người hành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán.

5. Điều kiện về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán:
5.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán có vốn góp trong nước bao gồm:
1 - Giấy đề nghị xin cấp phép thành lập và hoạt động;
2 - Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, kèm theo hợp đồng nguyền tắc chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty;
3 - Biên bản họp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, Nghị quyết về việc thành lập công ty chứng khoán; Nghị quyết này phải bao gồm các nội dung sau: Nhất trí về việc thành lập công ty chứng khoán với các nội dung cụ thể về tên giao dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh, về các nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu sở hữu, thông qua điều lệ; phương án kinh doanh và thành lập Ban trù bị hoặc cử người đại diện cổ đông sáng lập (thành viên sáng lập) thành lập công ty chứng khoán;
4 - Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng;
5 - Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện  nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
6 - Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, cam kết góp vốn của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và của cổ đông, thành viên khác nắm giữ từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.
7 - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của các cổ đông sáng lập thành viên sáng lập cụ thể như sau:
- Cổ đông, thành viên là thể nhân, phải có xác nhận về số dư của ngân hàng về số dư tiền gửi trên tài khoản  hoặc xác nhận của tổ chức định giá về giá trị tài sản là bất động sản, chứng khoán và các tài sản khác của thể nhân đố kèm theo bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh quyền sở hữu các tài sản đó.
- Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc là thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị góp vốn;
8- Dự thảo Điều lệ công ty đã được cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua;
9- Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép, kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
5.2 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài gồm:
1-     Các quy định như đối công ty chứng khoán có vốn góp trong nước;
2-     Hợp đồng liên danh đối với các trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài;
3- Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm tài liệu: bản sao hợp lệ Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân do nước nguyên xứ cấp; quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài; báo cáo tài chính có kiểm toán;
4- Tài liệu quy định tại mục 2 phải được lập thành 2 bản, 1 bản bằng tiếng Việt, 1 bản bằng tiếng Anh. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự và được cơ quan công chứng của Việt Nam xác nhận bản dịch;
5- Hồ sơ phải được lập thành 2 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Liên hệ: ANT Lawyers để được tư vấn và hỗ trợ

THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ

Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú có thể đăng ký kinh doanh các ngành nghề như: khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, phòng trọ… Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch lưu trú bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ- CP đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ- CP của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Ghi chú: Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Điều 24. Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
+ Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.
+ Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:
a) Hộ chiếu Việt Nam;
b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài.
+ Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
+ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Liên hệ ANT Lawyers để được tư vấn và hỗ trợ